Kỷ tử hay câu kỷ tử được xem như vị thuốc Đông Y phổ biến rất tốt cho sức khỏe và được sử dụng để chữa nhiều căn bệnh. Vậy kỷ tử có tác dụng gì? Mời các bạn cùng Thảo Mộc Tốt đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé.
Câu kỷ tử có tác dụng gì trong Đông y?
Công dụng của kỷ tử là cường thịnh âm đạo, an thần, minh mục, bổ ích tinh huyết, khí hư lao, trừ phong, nhuận phế, bổ gân cốt, ích khí, tư thận,… Bởi dược liệu này có tính bình, vị ngọt; quy vào kinh Can, Phế, Thận. Vì thế, kỷ tử có thể chữa trị các bệnh như:
- Trị tâm huyết hư tổn, trị di tinh, vô sinh.
- Trị can thận âm hư, các chứng huyết hư, chóng mặt, đau đầu, và đau thắt lưng.
- Bồi bổ sức khỏe, dưỡng nhan, chống suy nhược cơ thể.
Top 10 tác dụng của kỷ tử đối với sức khỏe
Câu kỷ tử có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Có thể kể đến như:
1. Giúp tăng cường thị lực
Quả kỷ tử giàu chất zeaxanthin – một chất chống oxy hóa với những lợi ích rất tốt cho đôi mắt, giúp tăng cường thị lực. Ăn kỷ tử mỗi ngày còn góp phần hỗ trợ điều trị tự nhiên cho bệnh thoái hóa điểm vàng ở mắt. Ngoài ra, chất zeaxanthin trong quả mọng sẽ giúp bảo vệ mắt khỏe tránh tác động của tia cực tím.
2. Kỷ tử hỗ trợ giảm cân
Câu kỷ tử giàu chất dinh dưỡng nhưng lại có hàm lượng calo thấp. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể dùng quả này nếu bạn đang có kế hoạch ăn kiêng, giảm cân. Khi ăn vào sẽ cảm thấy no lâu, thõa mãn cơn đói nhưng không gây tăng cân.
>>> Xem thêm: Táo mèo và tác dụng tuyệt vời trong chữa trị bệnh
3. Tăng tuổi thọ
Trong câu kỷ tử có nhiều chất polysaccharides và antioxidants. Hai chất này giúp chống lão hóa và tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Vì thế, dùng câu kỷ tử có thể giúp kéo dài tuổi thọ.
4. Hạ huyết áp
Vào năm 1998, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm thấy trong quả câu kỷ tử có chứa polysaccharides. Chất này được đánh giá cao ở đặc tính giúp ngăn ngừa và kiểm soát huyết áp cao.
5. Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng
Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng quả kỷ tử có thể giảm mệt mỏi, căng thẳng. Đồng thời tăng sức dẻo dai của cơ thể, giúp người bệnh nhanh hồi phục.
6. Giúp ngăn ngừa bệnh ung thư
Các chất antioxidants và polysaccharides có trong kỷ tử có thể ngăn chặn lại những thay đổi đột biến của tế bào dẫn đến bệnh ung thư.
7. Tác dụng tăng cường sinh lý
Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy khả năng của quả kỷ tử trong việc cải thiện khả năng tình dục. Làm tăng lượng hóc môn sinh dục trong máu nên có tác dụng tăng ham muốn ân ái ở cả nam và nữ.
>>> Xem thêm: Lá đinh lăng có tác dụng gì? Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không?
8. Kỷ tử giúp đẹp da
Trong quả kỷ tử chứa vitamin C, beta-carotene và axit amin. Đây là những chất có tác dụng cải thiện sắc tố da, làm da mịn màng và sáng hồng. Ăn kỷ tử mỗi ngày sẽ giúp giảm đi các nốt thâm sạm, đem lại những thay đổi bất ngờ cho làn da của bạn.
9. Chữa trị bệnh tiểu đường
Chứa chất polysaccharides trong kỷ tử giúp cân bằng lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, trong quả này còn chứa chất betaine cũng ngăn ngừa được bệnh gan nhiễm mỡ và mao mạch bị tổn thương do bệnh tiểu đường gây ra.
10. Thải độc và bảo vệ gan
Kỷ tử thường được sử dụng cùng với các loại thảo mộc truyền thống khác như nấm linh chi, cam thảo có tác dụng làm sạch gan. Trong Đông Y, kỷ tử tốt cho cả thận và gan, hỗ trợ thải độc tố, tăng cường sinh khí và hồi phục cơ thể.
Cách sử dụng kỷ tử chữa yếu sinh lý ở các đấng mày râu
Dùng bài thuốc từ kỷ tử kết hợp với các vị thuốc trong Đông Y vừa có công dụng giúp bổ thận, tráng dương. Lại vừa tăng cường sinh lực ở phái mạnh, giúp tinh trùng di chuyển nhanh, hoạt động mạnh hơn.
Chuẩn bị nguyên liệu: kỷ tử 50g, thục địa 100g, nhục thung dung 100g, huỳnh tinh 100g, sinh địa 50g, dâm dương hoắc 50g, hắc táo nhân 40g, hoa cúc 30g, quy đầu 50g, cốt toái bổ 40g, xuyên ngưu tất 40g, xuyên tục đoạn 40g, nhân sâm 40g, bắc kỳ 50g, phòng đảng sâm 50g, đỗ trọng 50g, đan sâm 50g, trần bì 20g, đại táo 30 quả, lộc nhung 20g, lộc giác giao 40g…
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đem tất cả các nguyên liệu này cho vào lọ thủy tinh loại 10 lít. Cho 6 lít rượu 40 độ vào để ngâm. Tiếp theo, đun 300g đường phèn với nước cho tan ra. Để nguội rồi đổ vào lọ hỗn hợp rượu thuốc ban đầu.
- Bước 2: Sau khi ngâm 30 ngày thì bạn có thể sử dụng. Mỗi lần uống 1 chén nhỏ (khoảng 25 – 30ml) sau bữa ăn cơm, 1 ngày dùng 2-3 lần.
Nếu bạn không muốn ngâm kỷ tử với các vị thuốc khác để uống. Bạn cũng có thể sử dụng kỷ tử vào các món ăn hàng ngày như canh, cháo, lẩu hoặc soup.
>>> Xem thêm: Uống nhiều nước cây cà gai leo có tốt không?
Một số điều quan trọng cần lưu ý khi dùng kỷ tử
Kỷ tử cũng giống như bao vị thuốc khác, mặc dù là vị thuốc quý nhưng nếu sử dụng bừa bãi, không đúng cách sẽ gây tác dụng phụ ngoài ý muốn và làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng kỷ tử để điều trị bệnh.
Những trường hợp dưới đây không nên sử dụng kỷ tử:
- Những ai có tình trạng huyết áp không ổn định.
- Những phụ nữ trong giai đoạn mang thai và cho con bú.
- Nồng độ đường huyết thấp.
- Người đang sử dụng thuốc chống đông máu (như thuốc warfarin).
Trên đây là những thông tin chi tiết về công dụng của kỷ tử và bài thuốc chữa yếu sinh lý cực hiệu quả từ vị thuốc này. Chúng tôi hy vọng đã giúp bạn biết rõ được kỷ tử có tác dụng gì và cách sử dụng loại thuốc này đúng cách để có được hiệu quả tốt nhất.
>>> Xem thêm: Cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu tại nhà