Cây đinh lăng không chỉ là loại cây cảnh đẹp mà còn là thảo dược quý được sử dụng nhiều trong Đông Y. Với nhiều tác dụng giúp bồi bổ sức khỏe và chữa được nhiều chứng bệnh. Để biết rõ lá đinh lăng có tác dụng gì? Hãy cùng Thảo Mộc Tốt tìm hiểu về tác dụng của lá đinh lăng và những thông tin liên quan trong bài viết dưới đây nhé!
Lá đinh lăng có tác dụng gì đối với sức khỏe chúng ta?
Theo Y học cổ truyền, thân, lá, cành, rễ của cây đinh lăng đều có tác dụng chữa bệnh. Lá của loại cây này được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Vậy lá đinh lăng chữa bệnh gì?
Lá đinh lăng rất tốt cho sức khỏe, giúp hỗ trợ và điều trị nhiều bệnh như:
- Bồi bổ sức khỏe cho phụ nữ trước và sau khi
- Giúp lợi sữa và chữa tắc sữa ở phụ nữ sau sinh.
- Hỗ trợ điều trị ho dai dẳng do thời tiết.
- Chữa dị ứng ngoài da, dị ứng thời tiết, nổi mẩn ngứa, mề đay.
- Giúp giải độc cơ thể, giảm các triệu chứng cảm sốt, lợi tiểu.
- Giúp hạn chế hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, giúp bé ngủ ngon hơn.
- Hỗ trợ chữa các chứng mất ngủ, khó ngủ.
- Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau mỏi lưng, tê chân tay.
Tác dụng lá đinh lăng không chỉ hỗ trợ trị bệnh mà còn được ứng dụng để làm đẹp. Lá đinh lăng có chứa các chất axit amin, methionin, vitamin B,… hỗ trợ cho quá trình dưỡng trắng da và làm sạch sâu các lỗ chân lông.
Bên cạnh đó, công dụng của lá đinh lăng còn giúp trị mụn hiệu quả. Bạn có thể làm mặt nạ lá đinh lăng bằng cách giã nhuyễn lá đinh lăng cùng với một chút muối biển sạch. Sau đó, bạn đắp lên các vùng da có mụn, khi hỗn hợp khô thì rửa sạch lại bằng nước sạch và thực hiện các bước chăm sóc da cơ bản.
Lưu ý: không đắp lên vùng da có vết thương hở nhé.
>>> Xem thêm: Giảo cổ lam và tác dụng cho sức khỏe
Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không và vì sao?
Sau khi biết được việc uống lá đinh lăng có tác dụng gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu việc uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? Để giải đáp các thắc mắc này, hãy cùng theo dõi phần dưới đây nhé:
Uống nước lá đinh lăng khá tốt cho sức khỏe, được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực Y học cổ truyền và làm đẹp. Tuy nhiên, bạn không nên uống nước lá đinh lăng hàng ngày thay hẳn cho nước lọc. Bởi uống nước lá đinh lăng nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
Cụ thể, lá của cây đinh lăng chứa nhiều chất Saponin. Chất này có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy ở người mắc hội chứng ruột kích thích và thậm chí là làm phá hủy hồng cầu. Ngoài ra, nếu bạn lạm dụng lá đinh lăng với liều lượng cao sẽ làm cho cơ thể dung nạp quá nhiều Saponin. Từ đó có thể gây ra tình trạng không mong muốn như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nôn mửa.
Do vậy, bạn không nên uống nước lá đinh lăng hàng ngày. Chỉ nên sử dụng với tần suất vừa phải trong thời gian nhất định và kết hợp uống nước lọc mỗi ngày. Nếu gặp phải các tác dụng phụ kể trên thì bạn nên ngưng sử dụng. Đồng thời đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có biện pháp xử lý kịp thời.
>>> Xem thêm: Đẳng sâm rừng hồi phục sức khỏe
Cách nấu nước lá đinh lăng
Chuẩn bị: khoảng 200g lá đinh lăng tươi (có thể thay đổi lượng lá tùy theo sở thích uống đậm hay nhạt của mỗi người).
Sau đó, mang lá đinh lăng ngâm sơ qua nước muối rồi rửa sạch. Tiếp đến bỏ vào nồi nước đang sôi, đậy vung lại.
Đun trong khoảng từ 10 đến 20 phút rồi tắt bếp, gắp hết lá đinh lăng ra.
Đổ phần nước lá đinh lăng ra cốc và thưởng thức.
Với lá đinh lăng khô, bạn có thể sử dụng 30g đến 40g hãm nước sôi khoảng 15 phút để làm trà uống.
>>> Xem thêm: Dùng lá xạ đen hàng ngày có tốt không?
Những điều cần lưu ý khi uống lá đinh lăng
Nhìn chung, lá đinh lăng không độc, lành tính phù hợp với hầu hết mọi đối tượng. Và cũng không thể phủ nhận công dụng của lá đinh lăng đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, để sử dụng lá đinh lăng một cách hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điều như sau:
- Trước khi sử dụng lá đinh lăng để làm bài thuốc chữa bệnh, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc hoặc người có chuyên môn.
- Không nên tùy tiện sắc nước lá đinh lăng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
- Việc sử dụng lá đinh lăng để chữa trị một số bệnh có đem lại hiệu quả như mong đợi hay không còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
- Chỉ nên uống lá đinh lăng đủ liều lượng cho phép, tránh lạm dụng quá mức cần thiết. Theo khuyến cáo, đối với dạng lá đinh lăng tươi thì mỗi người không nên sử dụng quá 200gram. Còn nếu dùng dạng lá khô thì không được quá 30gram.
- Đối với trẻ em, chỉ nên cho trẻ tắm hoặc lót dưới gối nằm của trẻ. Tuyệt đối không nên cho trẻ uống nước lá đinh lăng.
- Nếu sử dụng lá đinh lăng mà thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì phải ngưng sử dụng. Lập tức đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp xử lý kịp thời, đúng đắn.
- Nên chọn loại cây đinh lăng có lá nhỏ và tốt nhất là cây có hơn 3 năm tuổi trở lên. Điều này nhằm giúp thu được hàm lượng dưỡng chất tốt nhất.
- Không nên chọn lá đinh lăng quá non hoặc quá già, úa màu. Cần rửa sạch hoặc có thể ngâm với nước muối pha loãng trước khi nấu để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
- Nên sử dụng lá đinh lăng kết hợp với phương pháp điều trị khác. Vậy mới có thể mang lại hiệu quả tốt nhất cho việc chữa trị bệnh.
Lời kết
Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên, chúng tôi hy vọng đã giúp bạn biết rõ được lá đinh lăng có tác dụng gì. Đồng thời biết cách tận dụng loại thảo dược này để cải thiện sức khỏa một cách tốt nhất. Đừng quên giới thiệu vị thuốc tuyệt vời này cho bạn bè và người thân nhé.
>>> Xem thêm: Uống nhiều nước cây cà gai leo có tốt không?