Tìm hiểu về thông tin và tác dụng của nấm Ngọc cẩu khô

Nấm ngọc cẩu khô là sản vật vô cùng quý hiếm của vùng núi phía Bắc. Đây là loại nấm có tác dụng tăng cường sinh lý, mạnh gân cốt. Loại nấm này được coi là thần dược đối với phái mạnh.

Nếu chưa hiểu rõ về nguồn gốc và công dụng của loại nấm này thì hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé. 

1. Thông tin chi tiết về nấm ngọc cẩu khô

Nấm ngọc cẩu hay nấm tỏa dương, cầu pín có tên khoa học là cynomorium songaricum rupr là một loại nấm trong tự nhiên màu đỏ có hình dáng giống bộ phận sinh dục của loài chó đực. 

nấm ngọc cẩu tươi
Củ nấm ngọc cẩu tươi

Loài nấm này thường mọc vào tháng 8 – 12 trong rừng. Nấm chủ yếu được mua về để ngâm rượu giúp bồi bổ cơ thể. Ngoài ra còn giúp điều trị một số loại bệnh. Nấm ngọc cẩu thường mọc trên các vùng núi cao khoảng 1500m so với mực nước biển. Chỉ những vùng có khí hậu lạnh mới tìm thấy loại cây thuốc quý này.

Ở nước ta nấm ngọc cẩu mọc nhiều trên các miền núi phía Bắc như: Hoà Bình, Lào Cai, Sơn La. Nhiều nhất là địa phận tại Hoà Bình đây là một tỉnh miền núi, có khí hậu lạnh. Ở các vùng cao như: Tân Lạc, Lai Châu là những nơi có nhiều nấm ngọc cẩu nhất. 

Thân cây nấm có màu nâu và mang hoa bởi màu tím. Loại nấm này hôi đặc biệt, hoa mềm. Hoa đực có hình trụ dài từ 10 – 15cm còn hoa cái hình đầu dài từ 2 – 4cm. Ruột hoa trong như quả thanh Long và có tinh bột, nấm già thì có hoa trắng. 

Chúng sống ký sinh ở các rễ cây gỗ và nơi thiếu ánh sáng. Loại thảo được này sống ở nơi có độ cao khoảng 1500m trở lên. Những nơi có khí hậu khắc nghiệt như dãy Hoàng Liên Sơn quanh năm giá lạnh.

>>> Xem thêm: Tác dụng của chè dây đối với sức khỏe người sử dụng

2. Phân loại nấm ngọc cẩu khô

Nấm ngọc cẩu có 2 dạng: Ruột tím và ruột vàng, về giới tính: Nấm được chia làm 2 loại là nấm đực và nấm cái. 

Về nấm đực: Thường có màu đỏ, phần da trơn và không có lớp màng bao bọc, bắp to. Còn đối với nấm cái thì thường có hoa màu trắng mọc lấm tấm ở khu vực xung quanh của củ nấm. 

Về nấm cái: Nấm ngọc cẩu khô cái thường là nấm thấp hơn, nhỏ hơn so với nấm đực. Nấm ngọc cẩu khô cái mọc giống như một bông hoa. Nấm ngọc cẩu khô thường được dùng sắc như trà hoặc ngâm rượu. Khi sử dụng nên trộn nấm đực và nấm cái với nhau để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Ngọc cẩu tươi
Cụm ngọc cẩu tươi

3. Cách ngâm nấm ngọc cẩu khô với rượu 

Đối với Nấm Ngọc cẩu ngâm rượu, trước tiên bạn cần làm sạch nấm sau đó thái những củ nấm thành lát mỏng không nên thái mỏng sẽ làm nát nấm. Đem số nấm đã được làm sạch phơi ở bóng mát tránh ánh nắng gắt và được bảo quản trong túi nilon.  

Với cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu dạng khô cứ 3 – 7kg thì ta được nấm ngọc cẩu khô. Khi đem nấm ngâm rượu ta sẽ thấy được mùi và vị như thuốc bắc. Cứ 1kg nấm khô thì ta nên ngâm với 5 lít rượu nên dùng rượu gạo trên 40 độ hoặc dùng rượu ngôi tầm 45 độ. Nhưng tốt nhất là nên dùng rượu gạo do dân tự nấu. 

4. Công dụng của nấm ngọc cẩu khô

Công dụng của nấm ngọc cẩu khô thường được dùng trong những bài thuốc có tác dụng bổ máu, hỗ trợ thận. Kích thích khả năng tiêu hoá và hoạt động của đường tiêu hoá, lợi tiểu. Điều trị các chứng về đau mỏi tay chân, bổ thận, tráng dương, đau lưng. Hỗ trợ phụ nữ trong việc bồi bổ sức khỏe. Nấm ngọc cẩu dùng để ngâm rượu có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực.

Đối với phụ nữ loại nấm này có tác dụng rất tốt. Người dân tộc Dao đỏ thường sử dụng nấm ngọc cẩu khô trong các bài thuốc chữa trị bệnh hậu sản.

>>> Xem thêm: Cách ngâm táo mèo với rượu chuẩn, thơm ngon

5. Phân loại nấm ngọc cẩu khô

Nấm ngọc cẩu khô ngày nay có tới 4 – 5 loại đều có thể ngâm thuốc, song không phải tất cả các loại nấm ngọc cẩu đều có tác dụng như nhau. 

nấm ngọc cẩu tươi
Nấm ngọc cẩu tươi ruột tím

Nấm ngọc cẩu khô thường được chia làm 2 loại: Loại nguyên cây sấy khô và loại thái lát mỏng phơi khô. Nếu chế biến đúng cách thì 2 loại này đều sử dụng rất tốt. Theo kinh nghiệm dân gian, nấm ngọc cẩu khô ngâm rượu tốt hơn nấm ngọc cẩu tươi. 

Nấm ngọc cẩu chuẩn về mùi vị khi phơi khô phải có độ chuẩn về mùi vị. Nấm không có hiện tượng ẩm mốc và không có mùi lạ. Về màu sắc nấm chuẩn có màu nâu sẫm, không vụn nát, cây nấm có cả phần thân và phần củ dính vào nhau.

Về hình dáng, nhiều bạn lầm tưởng nấm ngọc cẩu có kích thước càng lớn thì chất lượng càng tốt nhưng không phải. Bởi nấm mướn thường là loài nấm dại, ruột trắng nên có chất lượng kém hơn loại ruột tím, thân nhỏ. Nấm tốt thường có kích thước nhỏ.

Phân biệt nấm kém chất lượng

  • Khi đưa nấm lên ngửi bạn sẽ không thấy mùi thơm hoạch sẽ phát ra mùi hôi
  • Nấm chất lượng thấp thường có màu đen, bị mốc, vụn 
  • Thân nấm và củ nấm dời dạc không liền khúc

Trên đây là những thông tin về nấm Ngọc cẩu khô mà chúng tôi muốn chia sẻ, mong rằng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cây thuốc quý hiếm này. 

Thảo Mộc Tốt

Tự hào là một trong những đơn vị cung cấp sản phẩm thảo mộc tốt nhất trên thị trường, chúng tôi mong muốn nhận được nhiều hơn nữa sự tin tưởng và ủng hộ của khách hàng. Mọi thắc mắc và yêu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ hotline: 0962.039.555 hoặc hòm thư: thaomoctot@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *