Cây đinh lăng có tác dụng gì? Một số bài thuốc chữa bệnh từ đinh lăng

Cây đinh lăng có tác dụng gì? Đinh lăng từ lâu đã được xem là vị thuốc quý, có họ hàng với nhân sâm và thậm chí còn được ca ngợi là bổ hơn cả nhân sâm. Thế nhưng liệu đinh lăng có thật thực sự tốt như lời đồn thồi hay không? Hãy cùng Thảo Mộc Tốt tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

cây đinh lăng có tác dụng gì

Tổng quan về cây đinh lăng

Cây đinh lăng là loại cây gì?

Cây đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, có tên khoa học là Polyscias ịrmicosa (L.) Harms (Panax fruticosum L) và thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Đinh lăng là loại cây thân nhỏ, nhẵn, không có gai và thường cao 0.8-1.5m. Lá kép chẻ khía mọc so le, lá chét có răng cưa nhọn, không đều, lá có mùi thơm. Hoa đinh lăng có màu lục nhạt hoặc trắng xám, quả cây dẹt màu trắng bạc.

Bộ phần dùng của cây

Cây đinh lăng được dùng cả phần lá, phần thân và phần rễ. Phần lá đinh lăng có thể hái và sử dụng quanh năm. Thân cây đinh lăng được thái lát phơi khô rồi sao vàng hạ thổ.

Ở những cây từ 4-5 tuổi trở lên, vào mùa đông thì rễ đinh lăng được thu hái bởi vào mùa này rễ mềm và có nhiều hoạt chất. Rễ được đào lên, rửa sạch, bóc lấy vỏ rễ, thái lát mỏng, cắt bỏ phần rễ sát với góc thân.

Thành phần các chất có trong cây đinh lăng

Lá và nhựa trong thân, rễ cây đinh lăng chứa saponin, alcoloid, các vitamin B1, B2, B6, C, 20 acid amin, acid hữu cơ, phytosterol, glycocid, alcaloid, tanin, tinh dầu, nhiều nguyên tố vi lượng và 21,1% đường. Trong lá cây đinh lăng còn có saponin triterpen (1,65%), một genin đã xác định được là acid oleanolic.

tac dung cua cay dinh lang

>>> Xem thêm: Lá đinh lăng có tác dụng gì? Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không?

Cây đinh lăng có tác dụng gì?

Tác dụng của cây đinh lăng theo Y học cổ truyền (Đông y)

  • Cây đinh lăng dùng làm thuốc bổ, trị suy nhược cơ thể, tiêu hoá kém, phụ nữ sau khi có ít sữa, xông nhức mỏi.
  • Lá đinh lăng chữa cảm sốt, có công năng giải độc, kháng dị ứng được dùng để giải độc thức ăn, chữa ho ra máu, mụn nhọt sưng tấy, kiết lỵ.
  • Rễ được dùng làm thuốc bổ tăng lực, bồi bổ khí huyết. Giúp chữa cơ thể gầy yếu, suy nhược, mệt mỏi, tiêu hoá kém, phụ nữa sau sinh có ít sữa.

Theo Y học hiện đại (Tây y)

Dung dịch cao đinh lăng có những tác dụng:

  • Tăng biên độ điện thế não, giảm tỉ lệ sóng delta và tăng tỉ lệ các sóng alpha, be Tăng khả năng tiếp nhận của tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích của ánh sáng.
  • Tăng nhẹ quá trình hưng phấn thần kinh khi thực hiện phản xạ trong mê lộ.
  • Tăng các hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ phân biệt và phản xạ dương tính.

Nói chung, dưới tác dụng của cao đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và đồng bộ các chức năng của hệ thần kinh về tích hợp và tiếp nhận đều tốt hơn. Các nghiên cứu cho thấy bột rễ hay dịch chất rễ đinh lăng có khả năng làm tăng sức chịu đựng của cơ thể con người trong điều kiện nóng ẩm, tốt hơn chè giải nhiệt và Vitamin C.

  • Nước sắc hay rượu lá đinh lăng có tác dụng ức chế sự sinh trưởng các vi khuẩn đường ruột và vi khuẩn sinh mủ, có tác dụng chống tiêu chảy nhất là trên gia súc.
  • Dịch chiết từ rễ và bột rễ đinh lăng có tác dụng kích thích sự miễn dịch, tăng cường sức đề kháng đối với bệnh tật.

công dụng của cây đinh lăng

>>> Xem thêm: Giảo cổ lam và tác dụng cho sức khỏe

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng hiệu quả

1. Thông tia, căng vú sữa cho sản phụ

Lấy 30 – 40g rễ cây đinh lăng, thêm 500ml nước đem sắc còn 250ml. Uống nóng, uống luôn 2 – 3 ngày, giúp vú hết nhức và sữa chảy bình thường.

2. Chữa mệt mỏi

Thái mỏng củ rễ đinh lăng, đem phơi khô 5 gam cho vào 100ml nước sôi và ngâm 15 phút, uống 2 hoặc 3 lần trong ngày.

3. Chữa đau tử cung

Cây đinh lăng có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ lưu thông khí huyết, giúp ổn định đường huyết, chữa rối loạn kinh nguyệt. Nước lá đinh lăng giúp tăng cường sức đề kháng, làm giảm các cơn đau vùng bụng và cổ tử cung cho phụ nữ sau sinh.

Cách làm: Lấy cành và lá đinh lăng rửa sạch đem sao vàng. Sắc nước uống thay chè, kiên trì sử dụng sẽ thấy hiệu quả.

4. Chữa các vết thương, sưng đau cơ khớp

40g lá đinh lăng tươi, đem rửa sạch, rồi giã nát và đắp vào vùng đau nhức.

5. Chữa sốt lâu ngày, ho, tức ngực, nhức đầu, háo khát, nước tiểu vàng.

30g rễ hoặc cành đinh lăng tươi, 10g lá hoăc vỏ chanh, vỏ quýt 10g, lá tre tươi 20g, sài hồ (rễ, lá, cành) 20g, cam thảo 30g, chua me đất 20g, rau má tươi 30g. Cắt nhỏ các vị, đổ ngập nước, sắc đặc lấy 250ml và chia uống 3 lần trong ngày.

6. Chữa bệnh viêm gan mạn tính

Lấy 12g rễ đinh lăng, 20g nhân trần, 16g ý dĩ, chi tử, biển đậu, hoài sơn, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì mỗi vị 12g, uất kim, nghệ, ngưu tất mỗi vị 8g. Sắc hỗn hợp với các thành phần trên và lấy nước uống trong ngày, mỗi ngày một thang.

cay dinh lang co tac dung gi

>>> Xem thêm: Uống lá cây gì để hạ huyết áp? 7 loại thảo mộc tốt cho người cao huyết áp

Những lưu ý khi dùng cây đinh lăng

Cây đinh lăng là một loại dược liệu ít độc nhưng nếu bạn sử dụng quá mức, vẫn có thể sẽ gây ngộ độc. Dễ dàng thấy nhất là xung huyết ở gan, tim, phổi, ruột, dạ dày, biến loạn dinh dưỡng.

Trong rễ cây đinh lăng có chứa nhiều saponin, loại chất này gây làm vỡ hồng cầu. Vì vậy, bạn nên dùng đúng cách khi cần thiết. Dùng cây đinh lăng với liều cao có thể xuất hiện cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, say thuốc, tiêu chảy. Bạn cần tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ hay thầy thuốc trước khi sử dụng vị thuốc này.

Hi vọng, bài viết sẽ mang đến độc giả những thông tin hữu ích về cây đinh lăng có tác dụng gì? Quý khách hàng có nhu cầu mua đinh lăng ngâm rượu vui lòng liên hệ với Thảo Mộc Tốt qua Hotline: 0962.039.555

Thảo Mộc Tốt

Tự hào là một trong những đơn vị cung cấp sản phẩm thảo mộc tốt nhất trên thị trường, chúng tôi mong muốn nhận được nhiều hơn nữa sự tin tưởng và ủng hộ của khách hàng. Mọi thắc mắc và yêu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ hotline: 0962.039.555 hoặc hòm thư: thaomoctot@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *